Lượt xem: 1310
Thư viện các trường mầm non của Sóc Trăng
20/03/2020
Thư viện các trường mầm
non của Sóc Trăng
Đề án Phát
triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của
Thủ tướng Chính phủ được triển khai gần 3 năm đã lan tỏa mạnh mẻ trong các trường
mầm non, nhiều trường đang nổ lực xây dựng thư viện cho trẻ. Những nơi có điều
kiện thuận lợi thì bố trí cả phòng, nơi không có điều kiện thì tận dụng chân cầu
thang, góc hành lang, nhà chòi, góc lớp để đặt sách, có trường còn xây dựng thư
viện lưu động rất sáng tạo và đẹp mắt.
Có thể nói thư viện chính là nơi góp phần xây dựng,
nuôi dưỡng văn hóa đọc cho thế hệ trẻ mai sau. Nhờ thư viện bố trí ở không gian
mở, gần hoặc ngay trong lớp học nên khi trẻ xem sách và vui chơi tại đây, các
cô giáo có thể quan sát được mọi hoạt động của trẻ.
Tại sao chúng ta đều thấy mỗi lớp học đều có
góc thư viện ngay trong lớp? Đó cũng không phải là ngẫu nhiên mà vì thông qua
góc này giáo viên tổ chức các hoạt động góc bằng nhiều hình thức: góc đọc sách,
góc học tập, góc nghệ thuật và góc yên tĩnh...góp phần nâng cao chất lượng thực
hiện chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung
tâm.
Thư viện rất
cần thiết đối
với trẻ mầm non, việc tiếp xúc với sách giúp cho trẻ nhận biết với thế giới
xung quanh, hiểu được một số quan hệ nhân quả trong môi trường gần gũi, hình
thành một số kiến thức kỹ năng cần thiết cho việc học tập. Việc đọc sách và kể
chuyện cho trẻ nghe, ngoài mục đích nâng cao khả năng nghe nói, phát triển
tưởng tượng cho trẻ mà còn nhằm xây dựng ước mơ, tình cảm của trẻ đối với nhân
vật, vẻ đẹp tình người, vẻ đẹp của thiên nhiên, của những hình tượng thẩm mỹ,
mở rộng hiểu biết của trẻ về những quan hệ con người và xác định thái độ đúng
đắn của trẻ đối với thế giới xung quanh, trẻ làm quen với sách
là để nuôi dưỡng thói quen đọc, khả năng tra cứu của trẻ và thúc đẩy sự sẵn
sàng học tập cũng như sự chuyển tiếp từ mầm non sang cấp tiểu học.
Và để làm
tốt điều này các trường luôn rất cần phụ huynh chung tay, bởi vì: Muốn phát triển văn hóa đọc cho trẻ ở
trường thì phụ huynh phải duy trì việc đọc sách cùng trẻ ở nhà. Trong điều kiện
khó khăn hiện nay nguồn sách của thư viện đều rất hạn chế nên các trường đều
mong nhận được sự đóng góp sách của phụ huynh để tăng đầu sách cho thư viện và
hiển nhiên được sự ủng hộ và đồng tình nên nhiều trường cũng đón nhận rất nhiều
đầu sách quý do phụ huynh hỗ trợ, việc làm này chứa đựng sự chung tay của cộng
đồng trong chăm sóc và giáo dục trẻ em.
GDMN